15 nguyên nhân bị tê tay chân phổ biến nhất

Các chuyên gia y tế cho biết có 2 nguyên nhân bị tê tay chân thường xuyên là do mắc bệnh lý và các tác nhân cơ học. Thông qua phát hiện nguyên nhân cụ thể sẽ giúp bạn thuận lợi trong chữa bệnh và phòng tránh.    

Nguyên nhân tê tay chân do bệnh lý

Do mắc các bệnh lý

Hiện nay, có khoảng 75% trường hợp tê tay chân do mắc các bệnh lý nguy hiểm (kết quả từ viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia (NINDS)). Cụ thể là:

Thoái hóa cột sống

Nguyên nhân gây tê tay chân do thoái hóa cột sống thường xảy ra khi thời tiết thay đổi hoặc về đêm. Căn bệnh này khiến sụn khớp, đốt sống bị bào mòn, gây đau nhức khi cọ xát với rễ thần kinh, thậm chí tê bì vùng cổ lan xuống 2 tay hoặc từ thắt lưng xuống 2 chân.

Thoái hóa khớp

Các khớp liên quan trực tiếp tay chân nên hiện tượng tê bì chân tay thường do khớp tay, khớp đầu gối, khớp háng bị tổn thương, bào mòn. Điều này có thể dẫn tới tình trạng chân tay vận động bị hạn chế, khó khăn trong việc cầm vật dụng và đi lại.

Thoát vị đĩa đệm

Đây là bệnh lý thường gặp ở đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng, hay cũng là nguyên nhân tê tay chân phổ biến. Chất nhân nhầy tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm sẽ chèn ép dây thần kinh cột sống làm 2 cánh tay và chân bị tê bì và hoạt động khó khăn.

Hẹp ống sống

Đây là căn bệnh bẩm sinh, cột sống bị thu nhỏ, biến dạng khiến các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép do đó mà gây ra tê tay chân kéo dài. Nếu không phát hiện sớm thì sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu, vận động cứng ngắc, chậm chạp.

Đa xơ cứng

Nguyên nhân bị tê chân tay cũng khá phổ biến là do mắc bệnh đa xơ cứng. Đây là bệnh tác động trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn màng bọc Myelin khiến co thắt cơ bắp, mệt mỏi, tê bì tay chân.

Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch xuất hiện khi các khối vật chất không bình thường bám lên thành mạch gây xơ cứng và hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh đi qua. Chính vì vậy mà làm tay chân bị tê trong một thời gian dài.

Viêm đa rễ thần kinh

Viêm đa rễ thần kinh gây rối loạn cảm giác như tê tay chân và hạn chế sự hoạt động của hai chi tay và chân. Bệnh thường xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương.

Bệnh lý về máu

Ngoài các bệnh liên quan về khớp, thần kinh, thì một số bệnh lý về máu cũng khiến tay chân tê ngứa, mất cảm giác khi hoạt động như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, thiếu máu não cục bộ, rối loạn tuần hoàn máu,…

Nguyên nhân  tê tay chân do cơ học

Nguyên nhân tê tay chân thứ 2 cần kể đến là do tác nhân cơ học. Vậy làm sao để phân biệt tê tay chân do bệnh lý hay tác nhân cơ học? Bạn có thể dựa vào tần suất xuất hiện của triệu chứng. Nếu tê bì tay chân liên tục khoảng 6 tuần trở lên thì có thể là do mắc bệnh. Còn chỉ xuất hiện khoảng 1 – 5 tuần thì chủ yếu là do các tác nhân cơ học. Cụ thể là:

Căng thẳng stress

Căng thẳng, mệt mỏi do áp lực sinh hoạt và việc làm sẽ kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da tê ngứa, từ đó khiến tay chân hoạt động khó khăn do tê bì. Ngoài ra căng thẳng cũng có thể gây ra nhiều bệnh khác nên bạn cần lưu ý để giảm thiểu căng thẳng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Làm việc không khoa học

Ngồi quá lâu ở một tư thế trước máy tính, lười vận động và thường xuyên ngồi dưới máy lạnh, hoặc bê vác vật nặng sẽ gây tổn thương dây thần kinh. Từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, chân tay tê bì.

Sai tư thế 

Một số thói quen sinh hoạt sai tư thế cũng là nguyên nhân bị tê tay chân như nằm gối quá cao, ngủ nghiêng người, liên tục sử dụng giày cao gót,…

Do chấn thương

Một nguyên nhân gây tê tay chân mọi người cần chú ý là do chấn thương vì tai nạn, va chạm, ngã. Điều này làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên nên dẫn tới tê ngứa đầu ngón tay, ngón chân, tê buốt dọc cánh tay, cẳng chân, thậm chí là mất cảm giác.

Sử dụng điện thoại quá nhiều

Khi sử dụng điện thoại quá nhiều là nguyên nhân tay bị tê tay chân phổ biến khi bạn ít hoạt động khiến cơ không hoạt động. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh, sinh viên và dân văn phòng khi ít hoạt động dẫn đến các tình trạng tê bì chân tay. Nếu trong trường hợp này bạn có thể sử dụng chip chắn sóng WaveEX để giảm thiểu tác hại của sóng điện từ ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *